Khái niệm về loa toàn dải có lẽ không mấy người biết tới cái tên này, mà hầu như mọi người chỉ biết đến loa full, hay loa siêu trầm (loa sub). Có lẽ bạn sẽ thắc mắc, loa toàn dải là gì? ưu nhược điểm của loa toàn dải. Cách chơi loa toàn dải hay nhất như thế nào? Loakaraoke xin được giải đáp ở bài viết sau đây.
Loa toàn dải là loại loa có cấu tạo chỉ có một thùng loa. Nhiệm vụ của nó là phát ra cả 3 dải âm: âm trầm, âm trung và âm cao. Loa toàn dải có mặt ở các thiết bị như radio, cassette hay các thiết bị chỉ dùng một loa duy nhất để tái hiện các dải âm thanh.
Điểm khác biệt lớn nhất của loa toàn dải là thường có thêm một nón loa phụ, nhỏ hơn nằm bên trong màng loa chính nhằm mục đích tăng cường khả năng thể hiện tần số cao. Cũng giống như hầu hết các loại màng loa khác, màng loa toàn dải có thể làm bằng giấy, nhựa, sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại (chủ yếu là nhôm). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màng loa làm bằng giấy.
Về màng loa, giấy để làm màng loa của loa toàn dải thường là những loại giấy rất nhẹ, được chế tạo đặc biệt.
Về nam châm của loa toàn dải có đặc điểm là rất lớn và mạnh. Chính vì vậy mà để sản xuất được loa toàn dải cần có kỹ thuật chế tạo phức tạp cũng chư chi phí sản xuất lớn. Đây cũng là lý do chỉ có một số “ông lớn” trong ngành âm thanh có đủ khả năng sản xuất loa toàn dải.
Về thùng loa, giống như những loại loa khác, loa toàn dải cũng cần có thùng. Thùng của loa toàn dải có 3 kiểu thùng phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau.
Mỗi kiểu thùng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Thùng loa nhỏ gọn, chi phí sẽ thấp nhưng lại bị hạn chế ở tiếng trầm và độ nhạy. Thùng loa to, ví dụ như loa kèn thì khắc phục được những nhược điểm trên nhưng kích thước lớn lại chiếm nhiều diện tích, khó gia công và đặc biệt là chi phí sản xuất cao.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
Loa toàn dải có hơi kén thiết bị phối ghép chứ không hề dễ phối ghép như các loại loa thông thường khác:
- Với amply, loa toàn dải nên được phối ghép với amply đèn điện tử ba cực – SET. Với độ nhạy từ 90 đến 99dB, loa toàn dải có thể dễ dàng điểu khiển bởi những amply SET chạy bóng 2A3, 300B có công suất từ 3 đến 7W, hay thậm chí amply dùng bóng 45 có công suất chỉ 1,5W. Âm thanh sẽ được bộ lộ hết, biểu hiện đặc biệt rõ rệt ở phần trung âm hết sức chi tiết nhưng lại rất mềm mại, có chiều sâu.
- Nếu muốn có tiếng bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể ghép loa toàn dải với những amply đèn đẩy – kéo có công suất trên 10W nhưng lúc đó, loa toàn dải sẽ mất đi phần nào sự tinh tế, mềm mại ở phần âm trung và cao. Amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên khi kết hợp với loa toàn dải sẽ cho chất lượng âm thanh không kém gì những amply đèn SET chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn đáng kể.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loa toàn dải, để hiểu hết về loa toàn dải, một bài viết này là chưa đủ vì thế những thông tin trong bài viết có thể chưa làm bạn thỏa mãn. Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn có nắm chắc những khái niệm cơ bản nhất vê loa toàn dải nếu như bạn đang muốn tìm hiểu và chơi dòng loa này. Loakaraoke.com.vn sẽ cố gắng tìm kiếm thông tin hữu ích để có thể chia sẻ với mọi người. Xin chân thành cám ơn.