Tin Tức

Hệ thống cho âm nhạc (music) 2

07-12-2019, 10:46 am

" itemprop="description">

Bố trí micro cho trống và bộ gõ (Drum and Percussion Miking)

Bố trí micro cho bộ trống là một khía cạnh của pro-sound truyền thống đã giới thiệu đôi chuyện về những thách thức cho soundpersons, vì số lượng nguồn âm thanh trong không gian tương đối nhỏ như vậy. Sự ra đời của việc bố trí micro thật sát (close-miking) và sự thay đổi hoàn toàn âm thanh bộ trống trong studio tạo ra những kỳ vọng cho một loại âm thanh tương tự trong buổi biểu diễn live mà bây giờ vẫn có thể là nhiệm vụ khó nhai. Sự xuất hiện của trống synthesized và sampler digital gần đây đã được nhân rộng khá dễ loại âm thanh studio. Trong vài trường hợp, chuyện này đã đơn giản hóa những nhiệm vụ của soundperson. Trống acoustic, được hầu hết tay trống ưa thích và chắc chắn sẽ tiếp tục tồn tại, như vậy sẽ cần phải bố trí micro và thay đổi âm thanh cho nó.

Việc thay đổi âm thanh phổ biến nhất của một bộ trống thông thường cho một sự nhấn mạnh lên cả hai âm thanh, khi tiếp xúc (dùi gặp mặt trống) ở tần số cao, cũng như tăng cường những tần số cơ bản của bộ trống. Những nền tảng cơ bản thay đổi nhiều từ trống này đến trông khác, điều này thường có thể là một nhiệm vụ phức tạp. Bố trí micro hiệu quả là một khía cạnh quan trọng của việc hoàn thành những mục tiêu này (cùng với muting và tuning trống thích hợp, và EQ phù hợp).

Đối với trống chỉ có một mặt, bố trí một micro trong mỗi trống như trong hình 10 cung cấp cả tín hiệu cấp cao lẫn tách riêng âm thanh tuyệt vời từ những trống khác. Điều này cho phép khi điều chỉnh âm thanh cho mỗi trống có tính linh hoạt cao.

Trống hai mặt truyền thống cần bố trí micro trên cao theo cách chọn chỗ đặt để thu âm thanh của mỗi trống mà không cản trở kỹ thuật chơi của tay trống. Bố trí micro như trong hình 10 (xa bên phải) có thể trong rất nhiều trường hợp cho phép một micro cung cấp hiệu ứng bao phủ trên hai trống liền kề có đặc tính tương tự (thí dụ, hai tom-tom).

Hình 10

Trống và bộ gõ.

Hình bên trái thể hiện sự bố trí micro cho toàn bộ bộ trống. Lưu ý micro cho trống snare, thông thường là đặt micro unidirectionat hướng ra xa trục của high-hat. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, không thể tránh khỏi việc thu được tiếng đánh high-hat quá lớn, trong trường hợp channel trên mixer của trống snare có thể cần noise-gate (cùng với trong kick và tom bất kỳ nào có tiếng rung (ring) quá mức).

Khi cài đặt khiêm tốn, có thể bị hạn chế micro và channel input nói chung, quan trọng nhất là micro kick và snare (trong khi micro cho snare có khuynh hướng cho ra âm lớn, điều này cho cơ hội để thêm thiết bị tạo tiếng vang qua hệ thống), và sau cùng, có lẽ nên bố trí một micro trên cao để nhận âm thanh tổng thể của bộ trống này.

Hình dưới là hiển thị vị trí micro tiêu biểu cho loại trống khác. Hãy nhớ, hiệu ứng gần mạnh nhất là trên trục, do đó, đôi khi chúng ta có thể thay đổi đáp ứng bằng cách thay đổi góc độ của micro. Hình xa nhất bên phải, dùng một micro để bao phủ hai trống tương tự như nhau, ở đây, trong khi có thể cần phải đặt gain của channel input cao hơn một chút, và tăng low end ít hơn một chút, thường bù đắp điều này bởi một thực tế là đang sử dụng vài micro mở sẵn. Hai rack lân cận gắn toms hay hai toms bass liền kề nhau là ứng viên tốt cho phương pháp này để tiết kiệm số lượng micro và channel input.

Có thể bao phủ hiệu quả hai congas bằng một micro, mặc dù trong những tình huống quan trọng, nếu đủ channel input và có sẵn micro, một micro cho mỗi trống cho phép điều chỉnh những âm thanh của mỗi trống linh hoạt hơn. Bongo, mặt khác, vì nó rất nhỏ và gần nhau, nên chỉ cần một micro là đủ. Những bộ gõ khác nên bố trí micro trên cơ sở từng trường hợp một để cung cấp một mô hình hợp lý hiệu quả cho âm thanh của nó.

Đôi khi có thể khó đặt micro gần trống snare, vì âm thanh của nó liên quan đến: ngoài những dao động của mặt trống và cộng hưởng nội bộ và cả những âm thanh của dùi đập trên mặt trống lẫn những âm thanh tần số cao băng tần rộng bên dưới trống snare. Phương pháp bố trí micro cho trống snare truyền thống là dùng một micro xéo góc ở mặt trên. Để có được tỷ lệ của âm thanh dây snare-spring bên dưới hợp lý (và để thêm tiếng lách tách vào âm thanh của dùi đánh vào mặt trống), thường cần phải đẩy mạnh upper-mid và tần số cao tại EQ của mixer. Điều này thường có hậu quả thu được những âm thanh của high-hat gần đó quá mức, đặc biệt nêu phong cách của tay trống hay đánh mạnh vào high-hat ở vị trí mở của nó. Gắn thêm micro bên dưới trống snare là suy nghĩ đầu tiên để có một giải pháp dễ loại bỏ trở ngại này. Tuy nhiên, vị trí đối xứng của micro và trống gây ra những bội âm cơ bản và thấp, thu được hầu hết sự ngược phase chính xác, có tiềm năng gây ra sự triệt tiêu của những tần số low và low-mid rất nghiêm trọng.

Có hai giải pháp cho tình thế khó xử này. Một cách tiếp cận là cắt giảm tần số low và low-mid của tín hiệu từ micro bên dưới (tại mixer hay bằng EQ outboard) để giảm hiệu ứng tương đối của micro bên dưới tại tần số thấp của trống trong khi vẫn cho phép sao chép hiệu quả âm thanh snare-spring. Một cách khác là hàn dây cho micro bên dưới ngược phase 180 độ, cho phép tần số thấp của trống nhận được khoảng đồng phase cho cả hai micro. (Hãy nhớ đánh dấu dây micro hàn ngược). Mixer chất lượng cao đôi khi có một switch trên mỗi channel, cho phép soundperson đảo ngược phase của tín hiệu input. Đây là một thí dụ về cách sử dụng hoàn hảo cho loại switch như vậy.

Phương pháp bố trí micro cho trống snare phổ biến nhất là dùng một micro cardioid đơn hay đơn giản là chỉ cần một micro supercardioidd ở mặt trên, thể hiện trong hình 10. Trong tình huống bình thường, điều này cho phép ra âm thanh rất đúng đắn. Một noise gate insert vào channel trống snare tại mixer là cách chế ngự tiếng high-hat quá lớn khác.

Bố trí micro cho trống bass (kick) có hai mặt đặt ra trở ngại không giống như của trống snare. Trống kick thường đặt micro từ phía trước, nhưng những âm thanh va đập của pedal-beater, trong âm nhạc hiện đại, là phải nhấn mạnh một phần âm thanh của nó. Có thể đặt một micro bổ sung phía sau trống để thu nhận âm thanh pedal-beater. Nhưng phương pháp này có khuyết điểm nghiêm trọng khi thu được những âm thanh của trống snare lớn hơn nhiều, giảm mạnh tỷ lệ tách ra của hai loại âm thanh khi vào mixer, và do đó cỏ khả năng phải EQ riêng. (Âm thanh của pedal-beater và snare-spring thường nhấn mạnh trong nhiều khu vực âm phổ khác nhau). Một giải pháp phổ biến là loại bỏ mặt trống phía trước để cho một micro vào bên trong trống. Khoét một lỗ ở mặt trước là một cách tiếp cận phương pháp này khá chuẩn hiện nay. Nếu bạn không thể loại bỏ mặt trống phía trước, có thể thu âm thanh pedal- beater bằng cách dùng micro gắn trên một cổ ngỗng, gắn chặt vào vành trống bằng cái kẹp (clamp), loại như ở hình 12. Như đã nêu, thường đánh đổi là sẽ có một lượng đáng kể âm thanh của trống snare lọt vào trong tín hiệu của micro (ngay cả đã có noise-gate tiêu chuẩn). Cách duy nhất chung quanh vấn đề này là một noise-gate có vòng lập kiểm soát đã điều chỉnh (tuned controll loop) cẩn thận, sẽ mô tả trong hình 23.

Micro đặt trên đầu như trong hình 10 có thể làm pick-up cho âm thanh cymbal khá hiệu quả. Micro này có đường đồ thị mượt mà trong giải tần rất cao, chẳng hạn như micro condenser có thể hữu ích ở đây. Thường không cần micro đặt trên đầu khi bố trí miro cho tom-toms từ trên cao, cũng như khi có vài micro vocal đặt trong phạm vi gần trên sân khấu cách nhau chặt chẽ.

Giải tần và đáp tuyến của micro cho trống và bộ gõ, cũng như với những ứng dụng khác, phụ thuộc vào giải tần của nhạc cụ và ý muốn hình thành chất lượng âm sắc ra sao. Thông thường, cũng cân nhắc việc micro cho trống cũng là đề nghị cho nhạc cụ khác và vocal, vì nó cũng nằm trong nhiều loại micro chất lượng cao nhất. Chắc chắn, bằng cách dùng microphone có đáp ứng tần số thấp tương đối mạnh cho trống low-pitched (nhất là là kick và low tom) sẽ có khuynh hướng đơn giản hóa rất nhiều trong tiến trình EQ và mixing.

Hình 11

Thí dụ thương mại của micro trống kíck được ưa thích.

Từ trái sang phải: Beyer M-88, AKG D-12E, AKG D-112, Electro-Voice RE:20/PL-20, Beyer M-380. Những micro này nằm trong số những thiết bị dùng rộng rãi cho trống bass, không nhất thiết bắt buộc phải sử dụng nó. M-88, thú vị, là một micro được ưa chuộng trong những show lưu diễn cho cả trống kick lẫn vocal. D-112 là phiên bản cập nhật của loại cổ điển D-12E, có đáp ứng ở tần số mid và high khác. RE-20 cũng thấy dùng khá rộng rãi như là micro cho live sax, cũng như cho studio của chương trình phát thanh. M-380, một micro bi-directional (hình số 8) với hiệu ứng gần tần số thấp rất mạnh, cũng sử dụng tốt trên đàn bass dây, tuba, và những nhạc cụ bass khác. Bất kỳ micro nào, nếu nó hoạt động tốt cho một ứng dụng nhất định, dĩ nhiên nên sử dụng nó, nhưng hãy nhớ, trong khi mix cuối cùng, nó là sự kết hợp tổng thể của micro trên sân khấu mà quyết định sẽ mix với nhau ra sao cho phù hợp.

Hình 12

Phụ tùng cho micro thương mại.

(A) Latin Percussion LP Claw ®, dùng đề gắn micro vào vành trống và nhạc cụ gõ khác, thể hiện trong hai trong số nhiêu loại có thể định hướng.

(B) Vật dụng gài micro, Atlus TM-1 và Sennheiser MZS 235 (hiển thị là hai micro MD-421, có thể dùng cho rack-toms). Những loại vật dụng này được dùng rộng rãi để thu lại những âm thanh nổi sống động của buổi biểu diễn nơi muốn thu trên tape/disc âm thanh của khán giả và/hay không khí môi trường.

(C) Atlas LO-2 (phiên bản xi màu đen là LO-2B) cho phép tháo nhanh micro kẹp.

(D) Jack XLR loại bẻ góc là phụ kiện hữu ích cho trống và chỗ không gian chật hẹp khác, thí dụ, micro tom bên dưới cymbals, v.v. Trong hình là jack nối Switchcraft R3F. Vài loại dây micro ngắn có jack bẻ góc, có lẽ chỉ vừa đủ dài để đến bên dưới cùng của chân micro boom tiêu biểu (gọi là 6’ đến 9’, hay 2 => 3m) cho phép thêm cấu hình này ở bất cứ nơi nào cần cho buổi biểu diễn.

Thông thường nó rất hữu ích khi cung cấp direct input (thời xưa cũng được đề cập tới trong ngành như từ direct injection) đến mixer từ ampli nhạc cụ hay nhạc cụ điện tử như guitar bass, bộ xử lý guitar điện, keyboard điện tử, trống synthesize và bộ thu của micro không dây .

Bằng cách sử dụng direct injectior) (input trực tiếp, viết tắt là DI), có thể loại trừ những khiếm khuyết và thay đổi trong ampli cá nhân của nhạc sĩ, vì có thể có rò rỉ khác trên âm thanh sân khấu.

Nhiệm vụ mix cho ban nhạc, đặc biệt là trong hầu hết loại hình âm nhạc đương đại rất phức tạp bởi sự rò rỉ sang những âm thanh trên sân khấu khác, phương pháp này có thể rất hữu ích.

Thiết kế thiết bị nhỏ khác để thực hiện việc direct injection (DI box, hay direct box), có thể insert vào trong đường dẫn tín hiệu giữa output của nhạc cụ và input của ampli nhạc cụ, hay giữa output của ampli và loa nhạc cụ (với việc sử dụng tùy chọn tích hợp (built-in option) để giảm cường độ tín hiệu đến một mức độ phù hợp với input của mixer sẽ có dạng là một switch hay một jack cắm input riêng biệt). Thiết bị Rack-mountable với một số channel của DI circuitry cũng được sản xuất bởi nhiều hãng sản xuất.

Đây là loại mạch nên cho phép ngắt kết nối giáp tiếp đất (shield ground) tại thiết bị, cần thiết để tránh thừa tiếp đất, gọi là vòng lập tiếp đất (ground loops).

Một cách tiếp cận hệ thống liên quan đến direct input cho phép loại bỏ hoàn toàn ampli nhạc cụ, bằng cách sử dụng cách mix thêm âm thanh nhạc cụ vào loa monitor sân khấu để cung cấp cho người biểu diễn. 

Hình 13.

Cấu hình DI-box mẫu.

Ở đây, tín hiệu từ một nhạc cụ điện tử đến một ampli nhạc cụ được lấy mẫu, với một bản sao của tín hiệu gởi đến hệ thống pro-sound. Switch trên nhiều DI-box cho phép người dùng cắm một output ra loa rất đơn giản, chỉ là một switch pad để chuyển mức độ của ampli công suất đến mức độ line thích hợp (trong hình minh hoạ này nó được dán nhãn lựa chọn giữa instrument/line hay amplifier). Trong vị trí line level, chúng ta có thể cắm vào output trực tiếp của nhạc cụ hay line level output từ ampli nhạc cụ.

Switch ground-lift thường cần phải bặt qua lift hay ở vị trí ngắt kết nối ground để loại vòng lặp tiếp đất (ground loop) để loại bỏ tiếng hum hay buzz thường đi kèm với tình huống này. 

Hình 14

Định hướng chiều cao.

Nhớ lại, tần số cao ít có khả năng uốn cong chung quanh vật thể. Nói chung, low và lower mid có thể dễ xâm nhập vào khán giả, trong khi higher mid và đặc biệt là high có khuynh hướng không được như vậy. Rõ ràng, chúng ta cần phải có horn tần số cao, và nếu có thể, những thiết bị tần số mid phải đặt ở vị trí ở trên đầu khán giả đến mức tốt nhất có thể. Bất cứ nơi nào, nó cũng có thể hữu ích nếu horn tần số cao có độ nghiêng nhẹ xuống khán giả, đặc biệt, nếu nó là horn radial hay straight exponential (trái ngược với horn CD).

Hình bên phải thể hiện cách bố trí đặc trưng với một chân loa chèn vào kết nối của thiết bị tần số thấp đi kèm. Thường đặt những thiết bị tần số thấp nhất trên sàn, không chỉ vì lý do trọng lượng, mà còn vì tần số thấp có thể bị mất lên đến 3dB khi nâng thiết bị LF lên khỏi mặt sàn nhà.

Hình 15

Khả năng output tần số thấp.

Một thiết bị hai way full-range tiêu biểu có thể có đáp ứng tần số thấp như trong những đường chấm chấm, nhưng công suất output tối đa tại output đầy đủ của nó có khuynh hướng trông giống như đường đậm nét, do đó phải cần đen loa subwoofer để nhân bản hiệu quả trống kick, guitar bass và toms bass.

Hình 16

Hệ thống tiêu biểu với thiết bị LF bổ sung.

Thông thường, hệ thống thuộc loại này đang chủ động vượt qua khoảng 125Hz đến 200Hz, tùy thuộc vào khả năng của những thiết bị liên quan. Hình xa bên trái thể hiện một loa subwooter hướng xạ trực tiếp. Bên cạnh đó thể hiện một W-bin tiêu biểu với một driver 18”. Một spacer dùng để nâng cao thiết bị fullrange lên một chiều cao thích hợp. Hình bên phải minh họa đường dẫn tín hiệu cho một hệ thống cơ bản của loại hình này. (xem thêm hình 19).

Hình 17

Hệ thống thiết bị ba way cao cấp.

Hệ thống như thế này thường bố trí thiết bị riêng biệt, phổ biến rộng rãi trong cả hai lĩnh vực, vừa mới vừa hữu dụng. Nó yêu cầu một crossover ba way điện tử và hai ampli công suất đôi, ngoài ra, bất cứ EQ và compressor nào cũng là vừa túi tiền. Cũng có thể thiết lập hệ thống này, dùng một channel ampli công suất cho thiết bị LF, với channel thứ tư chỉ định cho loa monitor.

Cài đặt crossover tiêu biểu cho cả hệ thống này là 200Hz và 2kHz. EQ lúc đầu nên đặt ở vị trí flat, và biên độ output của crossover tăng dần cho đến khi thực hiện được chất lượng âm điệu hợp lý. Sau đó có thể dùng EQ outboard chính để tinh chỉnh đến đáp tần đúng ý cho một phòng nào đó.

Hình trên bên trái minh họa một horn có họng 2” hướng xạ 90°, một thùng hai cái midrange 10” hay 12” tiêu biểu, và một loa họng xẻng (scoop), thấy trong cả hai thiết kế là driver 15” và 18”. Định hướng có hiệu quả cho loại thùng driver midrange đôi này thường ở hướng khác, hơn là sát cánh bên nhau về một hướng, đã thảo luận lý do này trong chương 9. Nói chung chỉ lúc bức thiết, nơi cao độ trần nhà thấp là vấn đề, thì mới phải đặt thùng loa nghiêng sang một bên..

Hình trên bên phải minh họa một horn họng 2” định hướng không đổi, một thùng mid 12” đơn, và một horn gấp (fold) 18” đơn. Horn CD có thể là ưu điểm đáng kể. Thí dụ, trong hội trường, nơi thường cần mức độ cao để luôn bao phủ một góc tương đối rộng theo chiều dọc (40°) (Hãy nhớ, sự phát tán dọc của horn radial có khuynh hướng thu hẹp đáng kể ở tần số cao. Điều này thường tốt trong phòng tiêu biểu hay câu lạc bộ, nơi khán giả ở trên sàn nhà, nhưng nó có thể là vấn đề về sự bao trùm những đối tượng có chiều cao khác nhau như việc sắp xếp chỗ ngồi dốc trong hội trường).

Trong nhiều hệ thống, có thể tăng công suất output giữa thiết bị mid và high trong cả hai hệ thống mẫu này bằng cách di chuyển điểm crossover lên ở tần số nào đó. Nhưng thực tế điều này thường để lại những khoảng trống lớn trong khả năng phát tán dưới điểm crossover HF. (Cả hai hệ thống này, tình cờ, có khuynh hướng cho ra beaming trong giải từ khoảng 800Hz đến 2kHz. Horn họng 2” radial cũng có khuynh hướng beaming ở giải trên khoảng 8kHz).

Hình 18

Hệ thống bốn way cao cấp.

Ở đây chúng ta yêu cầu một crossover bốn way và ít nhất ampli công suất bốn channel, cộng với bất cứ cái gì cần thiết cho monitor. Rõ ràng, hệ thống loại này có thể đặt cùng nhau theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nỗ lực thực hiện để phù hợp với cả hai khả năng output lẫn đặc tính định hướng của những thiết bị tốt nhất càng tốt. (Đặc tính định hướng sẽ có khuynh hướng tham gia chủ yếu ở loa upper mid và high).

Điểm crossover tiêu biểu cho cả hệ thống này sẽ là 80Hz-100Hz, 400Hz-500Hz, và 1.6kHz-2kHz.

Hình trên bên trái minh họa một horn CD có họng 2”, một cone khiển thùng mid, một Perkins bin 15” cho low-mid, và một loa xẻng (scoop) đơn 15” hay 18” cho low.

Hình dưới bên trái minh họa một horn radial có họng 2 “, cone khiển upper mid, thùng horn15” LF đôi cho mid-bass (low-mid), và một thùng W-bin lớn (rộng 6ft) với driver 18”. Hệ thống này có khả năng tương đương với tần số mid và high nhưng có khả năng nhiều low end so với hệ thống trên, do thùng 15” đôi và W-bin rất lớn. Tần số cắt hiệu quả của cả hai scoop lẫn W-bin minh họa ở đây khoảng 35Hz. Khi công suất tối đa, chúng ta hài lòng với output 50Hz hay 60Hz rất mạnh. 

Hình 19

Bổ sung năng lực cho tần số rất thấp.

Hình phải: Việc sử dụng nhiều thùng loa ở low end làm tăng đáp ứng tần số ở mức low, kéo dài độ cắt tần số thấp đến một tần số thấp hơn, và dĩ nhiên làm tăng năng lực output ở mức low lên tối đa.

Đáp tần và năng lực thực tế dĩ nhiên sẽ biến thiên bởi nhiều thiết kế thùng loa khác nhau, nhưng thường giữ lại nguyên tắc cơ bản của sự ghép tần số thấp lẫn nhau khi chúng ta thêm thùng loa. Do hiệu ứng ghép, với hai thiết bị, trên trục đáp ứng và năng lực output ở mức low tăng lên đến 6dB. Sự giới hạn tần số thấp hiệu quả kéo dài thấp hơn gần 1/3 octave. Khi tần số nâng cao hơn, độ tăng dần dần rơi xuống 3dB.

Với bốn thiết bị trái ngược với chỉ có một, hệ thống gia tăng tiếp cận ở mức low 12dB, khi tăng tần số thon dần về phía 6dB. Giới hạn tần số có hiệu quả được mở rộng thấp hơn khoảng 2/3-octave so với chỉ một thiết bị.

Để có hiệu quả cặp đôi, phải đặt những thiết bị càng gần nhau càng tốt, để vai trò cơ bản của nó như là một thiết bị lớn. (có thể, nếu cần, xếp loe thành hình vòng cung và vẫn đạt được tác động cặp đôi ở mức low. Như quy luật chung, chúng ta có thể sử dụng con số 6dB cho mỗi lần gấp đôi thùng loa mỗi khi bước sóng ít nhất gấp hai hay ba lần khoảng cách giữa trung tâm của thùng loa này với cái khác.

Hình dưới: Như đã đề cập trước đây, nếu nâng thiết bị lên khỏi sàn nhà (cũng như khi treo nó lên), chúng ta có thể mất năng lực LF khá nhiều, đến 3dB. Chúng ta có thể, cho dù, lấy lại gain 3dB bằng cách đặt những thùng loa đối diện với bức tường thật chắc (chiết khấu một chút cho sự hấp thụ hay độ cong của bức tường). Nếu bạn đã đoán, đặt thiết bị LF đối đầu với sàn lẫn tường sẽ cót sự gia tăng 6dB so với treo trong không khi tự do, là bạn đã chính xác (một lần nữa trừ đi một chút cho sự hấp thụ của tường).

Tương tự như vậy, việc đặt một thùng loa trên sàn nhà trong góc sẽ dẫn đến gia tăng 9dB (giả sử, thí dụ, bức tường đá granite). Điều này là do sự đa hướng thông thường của low thường bị ép vào góc phát tán hẹp hơn. Trong hầu hết ứng dụng cơ động, cho dù, đã đạt ưu điểm trong việc tìm kiếm góc nhà thường có giá trị hơn do lo ngại thực tế khác, và chúng ta có thể bắt buộc phải hài lòng với chỗ nào đó ở giữa sàn nhà.

Nếu dùng một mixer âm thanh stereo mà không có khả năng patch, hay không có sum output hay mix mono, chúng ta có thể sử dụng output left làm sub vocal, có output thông qua một channel EQ và hoàn lại thông qua một input Aux.. Những input Aux phải pan qua bên ngược lại hay sẽ tạo ra vòng hồi tiếp liên tục. Output right sau đó phục vụ như là chính (main) và được gởi đến EQ của nó (cho toàn bộ mix) và lần lượt chuyển tới crossover và ampli công suất. (Nếu sử dụng hệ thống có crossover passive full-range, dĩ nhiên sẽ patch EQ trực tiếp vào ampli công suất).

Hình 21

Bổ sung EQ outboard cho hệ thống cỡ vừa.

Khí dùng mixer âm thanh stereo tiêu biểu có sum output, chúng ta có thể pan voice và nhạc cụ sang một bên và bass & trống sang bên khác. Chúng ta vẫn còn sử dụng mix mono, nhưng dùng sub trái và phải để cho phép thêm khả năng EQ và kiểm soát riêng mức độ của mỗi loại. Điều này đôi khi là lựa chọn hấp dẫn vì khi sử dụng micro vocal gần thường cắt tần số thấp đi, trong khi trống thường đòi hỏi tăng tần số thấp. Sử dụng EQ graphic để thiết lập nhu cầu EQ cơ bản cho mỗi thể loại sau đó cho phép dùng EQ onboard để điều chỉnh từng cái linh hoạt hơn.

Hình giữa hiển thị một lựa chọn thú vị. Chúng ta có thể thiết lập đường biểu diễn EQ cho voice một bên và bên khác cho trống và bass. Nhạc cụ nào rơi vào giữa hai loại về tổng nhu cầu EQ của nó có thể pan ở đâu đó giữa hai bên, sử dụng kết hợp cả hai đường biểu diễn của EQ. Điều này có thể hữu ích, thí dụ, khi đường biểu diễn EQ voice có quá ít đáy, và EQ trống có quá nhiều đường biểu diễn, có thể nói, cho một cây guitar hay keyboard.

Hình bên dưới hiển thị những cái được coi là lý tưởng với một mixer âm thanh stereo tiêu chuẩn (gọi là 12 x 2 hay 16 x 2 và sum output) khi dùng cho âm thanh live. Ở đây, EQ riêng subs trái và phải và sử dụng như trên, nhưng main output có EQ 1/3 octave, điều chỉnh sự pha trộn đến phòng riêng biệt.

Monitor dĩ nhiên sẽ yêu cầu thiết bị outboard riêng. Nếu có sẵn EQ outboard, một trong những nhạc cụ thường xuyên cần nó nhất có khuynh hướng là trống kick (mặc dù rõ ràng là không có quy tắc nào bất di bất dịch cả).

Hình 22

Patch (nối dây) tiêu biểu cho submasters.

Khi sử dụng mixer có submasters cho pro-sound, thường patch EQ outboard vào insert của mỗi sub, để cho phép chỉ định EQ riêng từng loại nhạc cụ hay voice, ngoài EQ chính. (EQ outboard cho monitor không minh họa ở đây).

Hình dưới là một mixer 16x4x2 tiêu biểu, và nhóm (group) submaster tiêu biểu. Nói chung chúng ta sẽ dùng một sub cho vocal, một cho trống, với những nhóm còn lại chỉ định theo ý muốn của soundperson để mixing tốt nhất và EQ thuận tiện. Vài soundperson sẽ thật sự sử dụng một sub theo cách bố trí cho riêng trống kick, có khuynh hướng có nhu cầu EQ riêng của nó, không chia sẻ cho bất kỳ nhạc cụ nào khác. Guitar bass thường gởi trực tiếp đện main mix, không dùng bất kỳ sub nào. Nếu đang sử dụng nhiều keyboard, chúng ta có thể muốn đặt tất cả keyboard trên một sub, và v.v.. Nhiều soundpersons thích chỉ định riêng một trong những sub chỉ dùng cho hiệu ứng (effect).

Thông thường, nên sử dụng vài dạng thức compression để kiểm soát dynamic cho sự mixing, độc lập với bất kỳ thiết kế hạn chế nào khác để bảo vệ hệ thống. Hình bên dưới thể hiện một compressor/limiter hai channel tiêu biểu, dùng một channel cho việc hạn chế mix tổng thể. Thường sẽ patch channel compressor/limiter thứ hai sau EQ outboard cho submaster vocal, vì vocal có khuynh hướng cần compressor cho một mix tiêu biểu. (trong thực tế, khi đối đầu với một hệ thống chỉ có một channel compress, nhiều soundperson có kinh nghiệm sẽ thật sự patch nó vào vocal và nhạc cụ thì loại bỏ không compress, để tránh có vocal đầy phần còn lại của mix ra, trong lúc vocal ầm ĩ). Nói chung nên thiết lập compress chỉ tham gia trong lúc có thể sẽ gặp phải âm thanh lớn nhất, nếu không sẽ giảm gain before feedback đáng kể.

Khi hệ thống hiện có khá lớn và nếu như ngân sách cho phép, bổ sung EQ outboard, bổ sung compressor/limiter (đối với từng submaster và/hay cho từng nhạc cụ riêng hay những voice mà hiện đang có dynamic phiền hà) và thường thêm noise gate (thường cho bộ trống) vào để tạo điều kiện cho nhiệm vụ mix được thuận lợi.

Hình 23

Bổ sung tùy chọn compressor/limiter.

Hình trên thể hiện sự sắp xếp patch tương tự như ở hình 20, khi sử dụng mixer âm thanh stereo tiêu chuẩn không có sum output. Ở đây, đã EQ vocal và limit riêng từ main mix, với sự mix cũng như đã EQ và limit giữ cho mix tổng thể dưới sự kiểm soát năng động (dynamic controll). (Hãy nhớ lại, phải pan Aux. input ngược lại để tránh tạo ra feedback trong loại sắp xếp này).

Khi dùng một mixer âm thanh có sum output, chúng ta có thể tách riêng EQ và compress trái & phải, loại bỏ sự cần thiết phải compress mix tổng thể. Khi ngân sách cho phép, compressor thường được cộng thêm cả main mix cũng như sự cố cho vài nhạc cụ và/hay voice.

Hình bên dưới thể hiện sự sắp xếp patch tiêu biểu bằng cách dùng một bộ dò vòng lập (detector loop) để hạn chế những đặc tính của tần số phụ thuộc, ở đây, patch output của channel left EQ một cách tiêu chuẩn, nói cách khác, đi qua compresor và quay lại mixer. patch detector loop cho EQ right. (Đôi khi patch detector có định dạng jack TRS, trong trường hợp cần phải dùng dây tín hiệu thích hợp, và xác định cái gì gởi đi (send), tip hay sleeve. Trong hình minh họa EQ trên detector loop đã thiết lập tần số cao nghiêng về để limit để yêu cầu làm việc hơi giống như một de-esser, mặc dù có thể sử dụng bất kỳ đường đồ thị cần thiết nào. Kiểu sắp xếp này thường có thể hữu ích trong việc giữ high end của vocal dưới sự kiểm soát, một vấn đề phổ biến với compress vocal. Nhưng hữu dụng của nó chắc chắn là không giới hạn vocal. Bất kỳ nhạc cụ, hay loại nhạc cụ nào trên một submaster, nơi tần số nhất định hình như nhảy ra ngoài bất chấp đã bị compress, thường là một ứng cử viên tốt cho detector patch.

Tương tự như vậy có thể dùng detector patch kết hợp với một noise gate để làm cho hoạt động của nó phụ thuộc vào tần số. Một thí dụ về cách dùng như vậy là ở trống kick, để đáp ứng chỉ cho âm thanh của pedal-beater (giải 1kHz-4kHz).

Hình 24

Những thiết bị hiệu ứng có khả năng MIDI.

Hiển thị là cách sắp xếp patch để kiểm soát thiết bị hiệu ứng có MIDI cho đồng bộ. Chúng ta có thể muốn dùng sự sắp xếp để đồng bộ hóa những thay đổi phức tạp trong echo time và reverb cho đoạn nhạc cụ thể. Những thiết bị được patch là những hiệu ứng loop bình thường nhưng trong sự sắp xếp này cho phép bộ điều khiển kiểm soát MIDI kết hợp với những thiết lập hiệu ứng.

Ở đây thường yêu cầu vài thử nghiệm và chuẩn bị trước khi diễn tập. Nên thiết lập nhiều chương trình MIDI có sự tiến triển số lượng hợp lý để đáp ứng những nhu cầu có thể sẽ gặp phải khi biểu diễn live, từ sự kết hợp short echo và reverb time đến long echo và reverb time, và những dạng khác ở giữa.

Việc dùng loại hình thiết lập này không nhất thiết phải loại bỏ những thay đổi hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn cần thiết để thích ứng với song-to-song và passage-to-passage bất ngờ trong khi biểu diễn, nhưng nó có thể rất hữu ích cho những thay đổi kế hoạch nhanh trước đó sẽ liên quan đến việc thay đổi quá nhiều thiết lập trong một thời gian rất ngắn. Thiết lập đúng và lưu lại, những hiệu ứng đặc biệt này sau đó sẽ sẵn sàng hoạt động mà chỉ cần bấm một nút trên bộ điều khiển MIDI. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi sử dụng, thí dụ, thiết bị multi reverb và/hay DDLs cho voice và nhạc cụ khác. (Định dạng MIDI cho phép lên đến 16 hiệu ứng khác nhau được hoạt động dưới một chương trình nhất định. Một cuộc thảo luận cụ thể về các kỹ thuật điều hành MIDI sẽ vượt ra ngoài phạm vi của giáo trình này, nhưng thông thường nó bao gồm trong tài liệu của hãng sản xuất cho bất kỳ bộ điều khiển MIDI nào. Cả hai loại rack-mountable và foot pedal đều sẵn có trên thị trường).

Thiết lập sân khấu cơ bản.

Kết quả tốt nhất trong việc đạt dưới gain before feedback là khi đường phía trước (front line) của thiết lập sân khấu ở ngoài góc phát tán của thiết bị loa. Dĩ nhiên, cần đặt hướng loa monitor sân khấu gần giống với những vị trí micro, nhưng nó thường được đặt nghiêng đi một góc, nơi hướng đáp ứng của micro nhỏ hơn. Với diễn giả chính thì không như vậy, trong đó, nếu đặt phía sau front line sân khấu, độ thu của micro sẽ ở góc độ nóng hơn nhiều. Một điều cần chú ý ở đây là sẽ có khả năng sẽ bị feedback ở low và lower-mid khi có micro nằm gần một trong những diễn giả chính (dù cách bao xa cũng vậy).

Khi sử dụng hệ thống nhỏ không có loa monitor sân khấu, chúng ta có thể cho phép front line này chồng lên góc phát tán ra ngoài của loa tại điểm -6dB hay vượt qua, nơi đáp ứng thấp hơn nhiều so với trên trục (hãy nhớ, hầu hết hãng sản xuất cho ra góc trung bình -6dB khi trích dẫn độ phát tán). Trong khi giảm gain before feedback tối đa, điều này có thể cho phép người biểu diễn bắt sát cạnh của mô hình phát tán mà không rơi vào góc output nóng nhất của loa. Có thể thích hợp khi thiết lập phía trước sân khấu tại trung tâm biểu diễn chỉ một chút khi dùng phương pháp này, do đó, nó cũng bắt cạnh của mô hình.

Hình dưới: Nếu người biểu diễn đi ra phía trước loa chính, cách thực hành hợp lý là lên kế hoạch tạo một vòng cung để tránh những khu vực gần chồng loa nhất, để giảm khả năng bị feedback. (Nhớ lại qui luật bình phương nghịch đảo từ chương 4). Ở chừng mực nào đó, nó cũng có thể giúp cho người biểu diễn dùng mặt và/hay thân mình để đưa micro vào trong khoảng che khi đi trực tiếp ở phía trước loa (chủ yếu là các mức high thì che được, nhưng mức high lại có khuynh hướng trở thành giải tần số ở chỗ chúng ta đang chờ để có kinh nghiệm về feedback trong trường hợp này).

Hình 26

Thiết lập mixer cỡ vừa và thiết bị rack của FOH.

Ở đây, thiết bị rack FQH (house) được chia thành hai rack để dễ di chuyển. Rack bên dưới chứa crossover, EQ chính và monitor và limiter chính, cùng với một Aphex (một channel cho main, một channel cho monitor). Rack bên trên bao gồm một DDL, thiết bị reverb, bốn channel compress (hai thiết bị channel đôi, và EQ 2/3 octave đôi cho submaster và/hay những bản patch cho nhạc cụ riêng biệt). Rack trên cùng cũng chứa một patch panel (thường gọi là patch bay) ở mặt trước rack để dễ truy cập vào thiết bị patch khi cần. Rack bên dưới còn có thêm một EQ dual- channel 2/3 octave, một channel trong số đó là patch như là một controll loop để limit tần số phụ thuộc, với channel thứ hai dành cho patch bổ sung khi cần. (Không bao gồm trong hệ thống đặc biệt này là noise gate cho những channel trống)

 

Bài viết liên quan