Hệ thống thiết kế âm thanh chuyên nghiệp

07-12-2019, 10:57 am

" itemprop="description">

Thiết kế một hệ thống thích hợp có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, có một số vượt quá phạm vi giáo trình này. Chắc chắn, trong khi thiết kế và lựa chọn một hệ thống, cần phải đánh giá mức công suất tổng thể và giải tần số cần thiết của hệ thống để thích ứng với yêu cầu nặng nhất có thể đưa vào hệ thống, cần xem xét sớm vài công việc trong giai đoạn thiết kế: đặc tính định hướng của loa đã yêu cầu, số lượng channel input cần thiết, cần loại hiệu ứng (effect) nào, nếu có, và dĩ nhiên là bản chất và độ phức tạp những nhiệm vụ bổ sung có thể cần thực hiện (chẳng hạn như có thể xuất ra âm thanh stereo thật sự không, loại hình của hệ thống monitor sân khấu, v.v). Đồng thời, cũng cần xem xét quan tâm liên quan đến hệ thống dây và vị trí vật lý của thiết bị.

Lựa chọn thiết bị

Để tối đa hóa khả năng thành công cho một hệ thống, nên có thói quen xem xét kỹ (có thể tốt nhất) trong nhiều tình huống có thể sử dụng trong đó. Với một hệ thống thường, cài đặt cố định, số lượng khán giả trong phòng có thể thay đổi âm thanh đáng kể, nói chung có thể dự đoán những thay đổi này, hay, ít nhất, nhận ra khá nhanh một khi hệ thống đã vào hoạt động. Trong nhiều trường hợp, mặc dù, cần xử lý nhiều loại chương trình âm thanh hệ thống có thể thay đổi hoàn toàn tùy từng sự kiện một.

Với hệ thống lưu động, tính toán gần như ngược lại thường vẫn có thể đúng. Những loại môi trường có thể thay đổi căn bản tùy từng địa điểm, trong khi có lẽ là loại chương trình có thể tiếp tục tương tự, nếu không phải cùng, tùy theo từng sự kiện.

Dĩ nhiên, việc lựa chọn thiết bị cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào ứng dụng. Đây là tổng quan chung của những quan điểm cơ bản về sử dụng thiết bị.

Micro nói chung nên được lựa chọn chủ yếu để có:

- Mô hình định hướng thích hợp. Với trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, cho prosound, micro có thiết kế undirectional rất hữu ích. Nó bao gồm những thiết kế cardioid, super-cardioid và hyper- cardioid đã thảo luận trong chương 5. Thông thường, mẫu cardioid và super-cardioid được thiết kế đa năng tốt. Micro hyper-cardioid có khuynh hướng bổ sung hữu ích khi có những âm thanh không muốn đến từ hai bên. Loại bỏ những âm thanh xa nói chung (ngược với âm thanh từ người sử dụng rất gần) cũng là một quan điểm liên quan ở đây. Micro với hiệu ứng gần mạnh (super-cardioid, hyper-cardioid, differoid sẽ hủy bỏ tiếng noise, v.v.) có thể có ưu điểm đáng kể trong những ứng dụng cao cấp nhưng ở đây, micro phải được sử dụng nhất quán rất gần hay bị mất ưu điểm.

- Đường biểu diễn tần số đáp ứng của nó. Nên chọn micro lý tưởng sao để có thể giảm nhu cầu phải cân bằng (EQ) là hợp lý nhất. Nói chung, nên sử dụng một bộ micro vocal thích hợp, trừ khi có liên quan đến vài loại quan trọng chính. Nhu cầu EQ cho những lớp nhạc cụ và bộ trống khác nhau đôi khi sẽ có khuynh hướng nghiêng về một hướng nào đó, do đó, sẽ hữu ích nếu đây là những lựa chọn phù hợp. Nói chung, trống và nhạc cụ bass, cần phải có micro đáp ứng tần số thấp tương đối mạnh. Điều này đặc biệt đúng với trống kick và tom-tom bass, mà còn của cả toms middle nữa. Micro trên cao cho hi-hat và trống, nếu dùng, cần phải đáp ứng tần số rất cao tốt. Thông thường có thể dùng cùng micro cho vocal, nếu cần, có thể dùng cho những nhạc cụ âm treble nhạc cụ baritone và guitar. Ngoài những nhận xét chung, sự lựa chọn như vậy chủ yếu là vấn đề sở thích cá nhân (mặc dù micro lý tưởng là tất cả nên được nghe cùng nhau trong cùng hệ thống trước khi đưa ra những lựa chọn như vậy).

Khả năng xử lý tín hiệu, có lẽ cần thiết cho một ứng dụng cụ thể, rõ ràng liên quan đến một quyết định quan trọng ở giai đoạn lập kế hoạch.

Số lượng input channel của mixer thường nên bao gồm thêm một số channel vượt ra ngoài dự kiến cho khách mời biểu diễn đến bất ngờ hay ứng dụng bổ sung khác, như input cho tape-deck hay CD, v.v.. Nên qui định channel thích đáng có hiệu ứng return.

Độ phức tạp của thiết bị có thể là ưu hay khuyết điểm, phần lớn tùy vào người vận hành hệ thống. Nếu người vận hành có kỹ năng kỹ thuật và kinh nghiệm, điều khiển linh hoạt, EQ, aux. send và return và xử lý tín hiệu bổ sung như compressor/limiter cho submasters, channel riêng biệt và công cụ hiệu quả cao có thể là tuyệt vời. Nếu vận hành thiếu hợp lý và thiếu kỹ năng kinh nghiệm, tùy chọn bộ xử lý tín hiệu bổ sung có thể là ác mộng.

Những tính năng xử lý tín hiệu khác, ngoài vấn đề túi tiền, nên phụ thuộc phần lớn vào mức độ kỹ năng của người vận hành, cũng như về nhu cầu quan trọng về có được bao nhiêu ứng dụng. Khán giả hay bình phẩm sẽ muốn nghe thấy âm thanh âm nhạc chất lượng cao để có thể xứng đáng đầu tư những thiết bị linh hoạt mạnh hơn và thuê một người điều khiển có tay nghề, hơn là khán giả chỉ cần nghe thấy những âm thanh rất cơ bản. (Cảnh cáo nghiêm trọng ở đây: Đừng đánh giá thấp kỹ thuật nghe của khán giả hiện đại. Họ có thể không xác định cái gì họ nghe, nhưng cảm xúc về âm thanh của họ có thể đóng vai trò lớn trong ảnh hưởng nhận thức của họ cho một buổi diễn nhất định).

Nói chung, gần như tất cả hệ thống cơ bản nhất đều cần có ít nhất một cái limiter để bảo vệ những power amplifier khỏi bị quá tải và loa khỏi bị thiệt hại (lý tưởng, nếu có mỗi crossover (điện tử) active, mỗi limiter cho mỗi output crossover). Limiter thiết lập quá lộn xộn như vậy không được ưa thích, ngay cả khi đặt nó ở vị trí không thể tiếp cận, hay với vòng rào an toàn ngăn chặn truy cập đến sự điều khiển một thiết bị được cài đặt đúng. Nếu người vận hành không có tay nghề cao tương đối, sẽ hợp lý hơn nếu có thêm EQ outboard chính tương tự được bảo đảm sau một vòng rào an toàn, hay nếu không thì không nên làm sẵn cho người vận hành. Khi có người vận hành lành nghề với yêu cầu đặc biệt, có thể hợp lý hơn khi làm cho những thiết bị này thỉnh thoảng có thể truy cập cho mục đích cụ thể. Đối với những điều chỉnh đặc biệt về đáp ứng của hệ thống, có thể hợp lý hơn nữa nếu bổ sung một hay nhiều thiết bị outboard thêm cho người vận hành để đặc tính cơ bản hệ thống không thay đổi cho một sự kiện cụ thể (có thể làm vất vả hơn, hay hầu hết trường hợp, sẽ gây ra tai hại cho người vận hành khác, những người đến sau).

Chắc chắn sự lựa chọn amplifier có công suất output thích đáng là một vấn đề quan trọng. Nếu sử dụng amplifier lớn hơn tải của driver, bộ hạn chế tín hiệu trở nên quan trọng, vì độ méo của loa (driver distortion) thường ít rõ rệt hơn so với distortion của amplifier, đặc biệt cho người dùng thiếu kinh nghiệm.

Lựa chọn loa (Đại cương)

Việc lựa chọn góc độ phát tán cho loa là yếu tố quan trọng để đối phó với hình dạng của phòng (room) và vị trí khán giả chính trong phòng, cũng như với đặc tính âm thanh của phòng. Khi mô hình phát tán của loa thường thay đổi theo những tần số khác nhau và vì đặc tính âm thanh cũng có thể rất khác biệt. Nhưng ở đây chúng ta sẽ giảm nhẹ đi để tới vấn đề cơ bản của nó.

Trong hầu hết hệ thống lưu động, có thể khó lựa chọn mô hình phù hợp với phòng vì đặc tính phòng có thể thay đổi hoàn toàn tùy thuộc từng địa điểm. Nói chung, với một hệ thống lưu động liên quan đến một thiết bị duy nhất ở mỗi bên của sân khấu hay bục diễn, mô hình ngang 90° hợp lý mang lại kết quả trên trung bình chấp nhận được, cấu hình 90° phần lớn dựa trên ý tưởng, nếu đặt loa ở những góc của phòng hình chữ nhật, hệ thống có thể bao gồm chủ yếu cả căn phòng. Trong thực tế, ước tính mức độ phát tán là một thỏa hiệp hợp lý cho phép bao phủ cho cả phòng, rộng lẫn hẹp. Với hệ thống có khả năng dùng loại array của hai hay nhiều thiết bị giống hệt nhau trên mỗi cụm, mô hình hẹp, khoảng 60°, có khuynh hướng cho phép linh hoạt hơn, cho phép những thiết bị loa dàn trải ra cho cả phạm vi rộng hay hẹp.

Với hệ thống lưu động, chắc chắn có vẻ hợp lý khi đánh giá tổng quát trước về loại phòng, trong đó có thể sử dụng hệ thống đặc biệt thích hợp. Nếu có thể dùng một hệ thống trong phòng nơi không có nhiều khoảng trống giữa đầu khán giả và trần nhà, nên lựa chọn hệ thống có sự phát tán tốt nhất có thể, có thể đạt được trong chiều cao sẵn có. Nói chung điều này sẽ liên quan đến loa horn tần số cao đặt ở vị trí trên cùng. Trong hầu hết trường hợp, phải đặt horn HF theo cách hợp lý nhất, có thể trên đầu của khán giả, và nếu có thể, thiết bị midrange cũng vậy.

Dĩ nhiên, khi cài đặt cố định, cần phải định hướng vị trí và hướng của loa cẩn thận theo đặc điểm hình dạng và độ vang của môi trường.

Ở hệ thống có yêu cầu chất lượng quan trọng, có thể gọi dịch vụ của một người tư vấn có trình độ âm thanh đủ tiêu chuẩn, có kinh nghiệm và bằng cấp, làm việc cùng với một nhà thầu cung cấp hệ thống có trình độ tương tự. Cũng đề xuất vài lĩnh vực liên quan đến cài đặt như vậy trong suốt vài chương sau.

Chắc chắn, ở hệ thống nên chọn đó, âm thanh phải đạt được mức độ cần và đủ, cũng như giải tần số cần thiết, ở đây có vài sự thay đổi bổ sung cần chú ý. Một quan điểm quan trọng là sự khác biệt trong chất lượng âm điệu (nói cách khác, đáp tần) giữa góc độ âm thanh trên trục và ngoài trục, cả hai: chiều ngang lẫn dọc. Ngay cả những thiết bị tốt nhất và hệ thống trọn gói có loại biến thiên trong chừng mực nào đó đo được bằng thiết bị kiểm tra điện tử. Trong vài trường hợp, những biến thiên tương đối không nghe được, nhưng nhiều thiết kế bị biến thể ở mức độ làm cho nó không thể cho ra âm thanh tương tự như góc độ phát tán đã công bố của nó.

Quan điểm khác là đã làm với khả năng output tối đa ở nhiều tần số khác nhau. Thường đặc tính đáp ứng của hệ thống loa thay đổi ở mức độ cao do lực nén và những hạn chế khác. Thí dụ, hệ thống có đáp ứng giảm xuống dữ dội, chẳng hạn, thường sẽ không thể nhân bản tần số 50Hz với mức độ cao. (Hãy nhớ, sự khác biệt giữa đáp ứng tần số và khả năng output tối đa). Nên chắc chắn thiết bị đã chọn phải khá tốt, có thể duy trì âm thanh của nó ở mức độ nó sẽ được dùng trong lĩnh vực đó. Nếu có thể, điều này sẽ liên quan đến sự nghe kiểm tra hệ thống trong nhiều loại hình môi trường cơ bản nó sẽ được sử dụng, trước khi đồng ý mua. Tối thiểu, phải tiến hành thử nghiệm so sánh A/B của hệ thống cùng với hệ thống nào đã quen thuộc.

Hệ thống loa đơn so với loa đôi.

(Single versus Dual Speaker Sytem).

Sự lựa chọn giữa việc sử dụng hệ thống loa đơn hay đôi xoay quanh vài yếu tố. Những yếu tố này là mức độ muốn sự rõ ràng, định hướng rõ rệt nơi chúng ta muốn khán giả cảm nhận được âm thanh phát ra, và dĩ nhiên phải có quan điểm thiết thực như là tuỳ chọn vị trí và những trắc trở liên quan trong việc thực hiện những tính năng mong muốn nhất. Vì vậy, cần phải cân bằng những quan ngại này một cách có thể hiệu quả nhất trong bất cứ tình huống nào.

Khi cần mức độ rõ, cụm loa đơn có khuynh hướng hấp dẫn nhất nếu đánh giá về cách phát âm một mình rõ ràng. Nó cung cấp những âm thanh rõ nhất cho hầu hết khán giả. Dĩ nhiên phải cho rằng có hoàn cảnh cho phép thực hiện hiệu quả sự sắp xếp như vậy. Nói chung, thực chất chuyện này là đề có cơ hội sử dụng hệ thống tương đối lâu dài, hay ít nhất là cơ hội để dựng lên giàn giáo từ hình (scaffold) cho vài loại. Đồng thời, cấu trúc vật lý của phòng phải cho phép có vị trí loa phù hợp; có thể loại bỏ sự sắp xếp như vậy ngay lập tức nếu có trần nhà thấp hay những hạn chế vật lý khác.

Thiết lập hướng tỏa ra cho âm thanh thật rõ phải khôn khéo, nhưng vẫn phải có những xem xét quan trọng. Khi sự truyền đạt hiệu quả là mục tiêu chính trong pro sound, sẽ có cảm giác hiện thực rằng những âm thanh đến từ hướng gần đúng chỗ diễn giả, có thể làm bài diễn giảng của người trình bày rõ hơn rất nhiều. Sử dụng một cụm loa đơn đặt trên bục giảng, bục diễn thuyết có thể vay mạnh mẽ hiệu ứng này. Khi cài đặt cố định, có thể treo nó lên (suspend) an toàn, hay nếu không thì nâng cụm loa ở độ cao dù quan trọng để giảm thiểu vấn đề tiềm năng bị feedback. Từ hướng nghe được tương đối ít nhạy trong mặt phẳng dọc, sự khác biệt chiều dọc tương đối rất nhỏ. Kết quả, khi kết hợp với hình ảnh thị giác của diễn giả, ảo tưởng thường nhìn nhận, âm thanh được phát ra từ diễn giả, hơn từ vị trí thực tế của cụm loa này. Nhưng, cụm loa như vậy phải có khả năng đem âm thanh tới cho phần lớn khán giả, hay nó sẽ tự gây trắc trở để phải lo về hướng phát rõ của âm thanh ban đầu, từ quan điểm của khán giả. Nếu túi tiền cho phép, cũng có thể triển khai một hệ thống phân phối delay theo cách sao cho bảo tồn được hình ảnh âm thanh bắt nguồn từ vị trí của diễn giả.

Có lẽ, lý lẽ biện minh quan trọng nhất cho việc dùng một cụm (cluster) loa đơn có liên quan tới sự triệt tiêu giao thoa (những hiệu ứng lọc lược đã đề cập nhiều lần trong suốt giáo trình này) gây ra bởi hai hay nhiều mô hình sóng tương tác với nhau. Điều này có khuynh hướng không xảy ra với bất kỳ mức độ lớn nào cho cụm loa đơn đã thiết kế tốt, và từ quan điểm âm học, một cụm loa đơn chắc chắn là lựa chọn để khuyếch đại tiếng nói ưa thích nhất. Dĩ nhiên, một cụm đơn có thể không bao phủ số lượng lớn khán giả thật hiệu quả, và hệ thống delay nằm ngoài giới hạn tiền bạc, phải sử dụng hai hay nhiều vị trí loa, và lược lọc (comp-filtering) chỉ chấp nhận đơn giản như là một sự thỏa hiệp phù hợp. Trong thực tế, thỏa hiệp này không phải luôn bức thiết, ngoại trừ ở những tần số thấp. (Trong môi trường khó làm như âm dội của nhà thờ hay hội trường từ cỡ trung bình đến lớn, mặc dù, những thỏa hiệp cố hữu trong việc dùng vị trí loa đôi có thể+ quan trọng hơn. Căn cứ vào những chi phí cài đặt cao như vậy, phán đoán theo kinh nghiệm, quyết định này phải được thực hiện cùng với nhà thầu quen thuộc có kinh nghiệm âm thanh có kỹ thuật hiện đại để đánh giá môi trường âm thanh và những hiệu ứng có liên quan trong việc dễ hiểu được tiếng nói).

Với hệ thống prosound âm nhạc (bao gồm cả hệ thống đa xử lý cả tiếng nói lẫn âm nhạc) có liên quan đến quan điểm khác. Mọi người thường nghe âm nhạc dễ chịu hơn khi nó phát xuất từ một khu vực tương đối rộng theo chiều ngang (thậm chí nó là âm thanh mono). Trong môi trường rất dội, chính cái phòng gây ra điều này, đôi khi quá mức. Ở đây những âm thanh dội lại là do khi đến vị trí của người nghe từ nhiều hướng trong vài điểm liên quan đến thời gian (một loại hiệu ứng âm thanh live stereo hay chính xác hơn, một trong những hiệu ứng tự nhiên mà hệ thống âm thanh stereo đã bắt chước).

Trong pro-sound, âm thanh phát ra từ một khu vực tương đối rộng hay từ hai nguồn có khoảng cách tương đối rộng phù hợp với sự phát tán của người biểu diễn trên một sân khấu tiêu biểu, cho nên hình ảnh âm thanh từ hệ thống phân chia thường trùng khớp với những hình ảnh trực quan từ quan điểm của khán giả. Ngoài ra, hai hay nhiều loa khá phù hợp với dạng thức nghe nhạc thông dụng hiện đại. Đồng thời, hệ thống pro-sound thường chơi âm thanh stereo đích thực, cho phép panning, thí dụ, cho bộ trống hay những hiệu ứng đặc biệt khác (mặc dù thường thì khá tốt nhưng đa số khán giả sẽ không nghe được những hiệu ứng âm thanh stereo). Như đã đề cập ở trên, có lược-lọc đáng kể ở đây, đặc biệt là ở những tần số thấp. Như mọi khi, sự quan tâm chính là bao phủ hiệu quả. Cả hai loại cụm loa đơn và đôi đã chứng minh hiệu quả trong nhiều bố trí thiết lập khác nhau. Thông thường, lựa chọn tốt nhất là một cụm trung tâm để bao phủ hiệu quả khi sắp xếp chỗ ngồi hình bán nguyệt. Trong nhiều trường hợp, cho dù sự quan tâm thiết thực đòi hỏi có thích hay không thích mà chúng ta xếp chồng hay treo một cụm loa ở mỗi bên của sân khấu (điều này một phần do nhu cầu cần có giàn ánh sáng trên đầu sân khấu, và cũng như vì khó treo (suspending) một cụm loa đơn lớn cho hầu hết ứng dụng âm nhạc).

hình 11.1

Hình 1

Thí dụ về đáp ứng của hệ thống loa đôi đến khán giả.

Lưu ý: những tác động giao thoa của hai hệ thống loa tương tác tái tạo tần số âm thanh ra sao và cũng làm thay đổi đáp tần từ bên này sang bên kia trong khán giả. Khi cài đặt cố định âm thanh pro-sound trong môi trường khó, điều này chỉ vào những ưu điểm về việc treo trên đầu một cụm loa đơn. Trường hợp dùng hai vị trí loa, dù là sự lựa chọn hay nhu cầu, chúng ta ít nhất cần phải coi chừng đáp tần sẽ thay đổi tùy theo địa điểm .

Đường liên tục: đo đáp tần sóng sine.

Đường chấm: Đáp ứng của band 1/3 octave, tương ứng chặt chẽ với chất lượng âm điệu chủ quan khi nghe chương trình vật chất thông thường. Đáp ứng trên 1kHz về cơ bản là phẳng (flat)..

Lưu ý của tác giả: Việc dùng band 1/3 octave đại diện cho chất lượng âm điệu chủ quan có liên quan đến sự khác biệt tối thiểu có thể nhận ra giữa những sóng sine

 

Hình 11.2

Hình 2

Nhận thức chủ quan về lược lọc.

Cho thấy nhận thức chủ quan gần đúng của một khán giả ở vị trí B của hình minh họa trước đây. Đã giới thiệu trong chương 5, hiệu ứng lọc lược cũng tham gia khi âm thanh là sự phản dội bề mặt gần đó và khi sử dụng microphone không tuân theo quy tắc 3:1. Vì vậy, thường không thể tránh khỏi một lượng của loại giao thoa này, sự kết hợp giao thoa từ nhiều loa, dội lại, và việc dùng microphone dở, có lẽ cùng với môi trường khó, đôi khi có thể làm âm thanh xuất ra sẽ bị bằm nát ra (mincemeat). Nói chung, chúng ta cần phải cảm nhận được càng nhiều yếu tố này càng tốt, sẽ có lợi cho chúng ta cho từng tình huống nhất định. (Như trong hình trước, tần số giao thoa như vậy tự nhiên sẽ thay đổi khi thay đổi vị trí khán giả. Những đối tượng này dĩ nhiên cũng tham gia đánh giá người vận hành hệ thống âm thanh ra sao từ một vị trí ở bất cứ nơi nào sử dụng hai vị trí loa).(Xem thêm hình 14.4 và 14.5).

Hệ thống phân phối

(Distributed Systems).

Hệ thống phân phối có ích trong bất kỳ tình huống nào mà người nghe đang ở ngoài phạm vi phát tán hiệu quả của cụm loa đơn hay đôi. Ngoài tình huống rõ rệt như khu vực nghe được chia thành nhiều phòng, hệ thống phân phối sẽ hữu ích:

- Khi phần lớn khu vực nghe được bị che khuất bởi những phân vùng, trụ hay vật nhô ra.

- Khi đến những khán giả đang ở một khoảng cách xa hơn sẽ đòi hỏi mức độ nghe khó chịu hay có hại cho tai nếu ở trong phạm vi gần cụm loa (show rock).

- Khi môi trường rất cao, vang dội.

- Khi cần phải bảo tồn những ảo giác âm thanh bắt nguồn từ vị trí của diễn giả.

Về cơ bản, sự phân phối có thể mô tả rơi vào hai loại: hệ thống phân phối đồng thời (cùng lúc) và hệ thống phân phối delayed. Phương pháp tiếp cận đầu tiên bao gồm việc đặt một số lượng loa loại low level (công suất nhỏ) tương đối lớn, về mặt chiến lược là bố trí loa để bao phủ toàn bộ khán giả. Trong số những ưu điểm của hệ thống thiết kế cùng lúc tốt là: sự tương đối, ngay trong sự phân phối mức độ âm thanh trong khu vực khán giả, và đồng bộ hóa thời gian đóng mở của âm thanh với hình ảnh trực quan của diễn giả hay người biểu diễn. Điều này có thể hấp dẫn, thí dụ, trong một môi trường lớn, nơi diễn giả hay người biểu diễn cũng có hình trên một màn hình video cho khán giả.

Một hệ thống delay liên quan đến việc dùng một hay nhiều thiết bị delay kỹ thuật số để delay tín hiệu đến những loa cách xa sân khấu hay bục giảng để nó đồng bộ hóa với sự hiện diện của âm thanh từ những cụm loa phía trước. Tương tự, hệ thống như vậy, như đã thảo luận, cho phép bảo tồn hình ảnh âm thanh gốc. 

Xem xét mạch cơ bản.

Basic Circuit Considerations.

Giao diện của thiết bị hiệu quả rất quan trọng trong việc đạt được tỉ lệ từ tín hiệu đến tiếng nhiễu ồn (signal-to-noise) chấp nhận được, và giảm thiểu distortion thông qua toàn bộ chuỗi tín hiệu từ micro đến loa. Trong hầu hết vấn đề cơ bản, điều này có nghĩa trở kháng cần phải tương thích hợp lý, hay giữa những thiết bị phải thích ứng với sự biến thiên thích hợp.

Sự phối hợp tiếp đất (grounding) hiệu quả là một quan tâm cực kỳ quan trọng, vì những vòng lập tiếp đất (ground loop) có thể tạo ra tiếng hums và buzzes. Đây là loại tình huống có thể là nguyên nhân chính của tiếng noise trong hệ thống pro-sound tiêu biểu, và có thể do tiếng noise ẩn khuất bắt nguồn từ bên trong bản thân thiết bị.

Cấu trúc gain hiệu quả cũng rất quan trọng đến hiệu quả hệ thống, từ hệ thống rẻ tiền đến chất lượng cao nhất.

 Kiểm tra những thông số kỹ thuật và biết thiết bị giới hạn cái gì. Dùng những thông số kỹ thuật và sống chung với nó trừ khi nó thể hiện ra một trong hai: không đủ hay quá nhiều, hay mặt khác nó có vẻ không liên quan đến hệ thống cụ thể. 

Môi trường (The Enviroment).

Trong pro-sound, ngoài quan điểm cơ bản về năng lực output của hệ thống, môi trường có nhiều kích cỡ khác nhau có khuynh hướng đưa ra những thách thức hơi khác. Trong những môi trường tương đối nhỏ, cộng hưởng và feedback dội lại từ những bề mặt gần đó gây trở ngại thường là những trở ngại quan trọng nhất phải khắc phục. Trong những môi trường rất lớn, sẽ có khuynh hướng ít cộng hưởng hơn đáng kể. Ở đó, tiếng reverb và echo dài và việc khó phân phối âm thanh trên một diện tích rất lớn với tính nhất quán hợp lý có khuynh hướng trở thành những trở ngại cấp bách nhất để pro-sound có hiệu quả.

Trong tình huống mà pro-sound thường cần, không là thể loại bất di bất dịch, đã thực hiện nỗ lực giới thiệu thông tin cần thiết trong thể loại chung, hiển nhiên với sự chồng chéo đáng kể giữa nó.

Bài viết liên quan

TRỢ GIÁ MÙA DỊCH
Chương trình "An Tâm Mùa Dịch - Trợ Giá Hết Mình" với loạt sản phẩm giảm giá tới 37%. Cùng hàng loạt chương trình hấp dẫn Thu Cũ Đổi Mới trợ giá tới 5 triệu.

Hệ Thống - Hội Nghị
JTS C800: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY
TOA TS-690: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY

THIẾT BỊ HỌP - WEBCAM
JTS C800: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY
TOA TS-690: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY