Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất

21-12-2019, 8:14 pm

Trong dàn âm thanh, amply là một thiết bị quan trọng. Bởi nó quyết đinh trực tiếp đến chất lượng âm thanh của dàn. Nếu bạn muốn có một dàn karaoke hát hay thì chắc chắn sẽ phải đầu tư cho mình một amply chất lượng tốt. Và để làm được điều đó, hãy dành ra một vài phút để đọc bài viết này. Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc sửa chữa và bảo trì amply karaoke

Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất

Thứ tự kiểm tra amply Karaoke

Các bước kiểm tra như sau: (ampi cali) bạn tách đường tín hiệu vào bo công suất (đường RL in) -> tháo sò công suất ra (sò ở cả 2 bên)

  • Bạn đo chân ra loa nếu khác 0v => hỏng mạch công suất
  • Nếu =0v => hong bo music hoặc bo mater

Kiểm tran bo cs như sau: bạn kiểm tra nguồn đối xứng cấp vào bo công suất, nếu nó không bằng nhau-> kiểm tra bo nguồn, nếu bằng nhau bạn kiểm tra lại các transitor ở mạch tiền khuyếch đại.

Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất 1

Bạn sửa đến khi nào đo đầu ra loa = 0v thì mới đươc lắp sò vào thử nếu không là bị tèo tiếp.

  • Chú ý: nếu hỏng sò khi thay sò mới bạn nên thay cả là sò mới (cùng kênh tiếng)
  • Ngoài ra cần kiểm tra lại loa, tuy nó chưa cháy nhưng cuôn dây bên trong đã bị cháy một phần nên khi chạy được 1 thời gian là bị cháy sò ngay.

Đa số các nguyên nhân khiến cho hỏng mạch công suất (CS) ampli là do trans kđđt (Khuếch đại điện thế).

Tầng kđđt (khuếch đại điện thế hay còn gọi là khuếch đại điện áp) là con trans nằm kế tiếp cặp vi sai đầu tiên. Vì tầm quan trọng của nó [chạy hạng A , cung cấp CS nhỏ, chịu áp lực của hai nguồn,…] nên đã có mạch, người ta dùng con đô- mi – nô trung như 2344,2073, v.v…làm con k- đ- đ- t Mấy cái mạch thông thường thì chỉ xài 1815 hay 1015 hoặc khá hơn là xài 2383, 1013.

Nói cho rõ hơn thì con trans kđđt là con mà cực CE của nó có nối tiếp mạch phân cực [ hai diode , hoặc 3 diode hoặc cực CE của con trans Bias…]

Mạch đời mới xài kiểu vi sai kép [ tức vi sai đối xứng] như vậy ta cũng sẽ có 2 con kđđt đối xứng. Bạn cứ coi mạng phân cực ở đâu thì trans kđđt ở đó.

Khoan thay sò, cứ sửa cái mạch trước, nếu “làm biếng” thì cứ thay mới mấy con trans, nhất là cứ thay con kđđt. Ghim điện, đo coi có volt DC ngõ ra hay không, đo volt BB của 2 con thúc [2073,940] coi có phải là 2vdc trở lại không. Nếu OK thì gắn sò vào ghim điện 110, nếu relay không đóng cứ hàn loa thẳng vào mạch rồi quẹt quẹt tụ IN xem coi loa có rột rẹt không. Sau đó ghim 220.

Tóm lại, sửa amply mạch CS thì thường là phải tháo hết sò công suất ra. Tháo 4 con thúc TIP41/42.. ra và thay bằng 4 con thúc mới, nếu bạn biết đo Bjt thì đo thử 4 con sò công suất xem có hỏng ko, nếu có thay cả 4 con luôn , thay hết trở bị cháy trên mạch , lắp thúc vào và chưa lắp Sò công suất vội , bạn nối 4 con trở 100 ôm thế vào chân B-E của 4 sò CS , rồi cấp điện , nếu ko thấy xì khói ở đâu là tạm , đo 2 đầu trở 100 ôm xem đc bao nhiêu vôn , nếu đc 0.3v - 0.5v là OK.

Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất 2

Các lưu ý trước khi sửa mạch công suất amply

  • Khi sửa mạch công suất ampli bạn cần tháo 2 con sò cuối ra để đảm bảo sự an toàn
  • Sau khi cân chỉnh xong mới gắn sò công suất vào
  • Nếu mạch CS xài “kiểu” một điện trở [ từ 100 ohm đến vài trăm ohm] nối vào 2 cực EE của 2 con thúc [2073,940] thì… không có điểm giữa ra loa

Phương pháp sửa mạch công suất amply

Nếu volt BB không vượt quá 2v4 trở lên, mặc dù có volt DC ngõ ra, bạn không gắn loa thì không sao cả.

Để an toàn, bạn gở mấy con sò ra ngoài, chỉ để mấy con thúc [ trước sò như 2073 ….] gắn đồng hồ đo volt DC ngỏ ra [lúc này khi cấp điện thì có volt DC ở ngõ ra cao bằng nguồn…] Thông thường cái vế phía trên, tức cái vế từ vi sai qua kđđt, qua thúc, đến sò, do có quá nhiều con trans liên lạc thẳng nên dễ sinh ra áp một chiều. Còn vế phía dưới thì “lép” hơn không “cân bằng” nổi với vế trên.

Lúc này, bạn phải thử nhá nhá vế trên xem coi có làm mất volt DC ngõ ra không bằng cách nối tắt BE của vi sai, nối tắt BE của kđdt [ lấy cây nhíp gấp vào]…nếu có mất volt DC ở ngõ ra thì chắc chắn là do vế trên sinh ra áp một chiều…Bạn có thể thử gia giảm trở ở cực E hai con vi sai, hoặc các con trở trên CE của con kđdt…

Nhớ thay mới con kđdt khi sửa bất kỳ mạch Công Suất nào.

Sau khi đo ngõ ra 0vdc, đo BB bằng khoảng 2v, đo BE tất cả các con trans bằng 0,6v….là mạch đã OK. Bạn gắn sò vào, ghim 110, đo ngõ ra coi có volt DC không, đo BB coi phải là 2v không. Rồi tiếp theo ghim 220.

Nhớ cái mạch mà 2 con thúc [2073,940] chỉ có một con trở ở hai cực E của nó nhé. Phải thêm hai con trở mỗi con vài chục ohm [ 100 ohm cũng được] gắn vào BE của con sò CS mới gở ra để cho con trở hồi tiếp âm của con vi sai thứ 2 có chỗ nối vào.

Sửa xong xuôi [ 0vdc, BB= 2v, BE =0,6v] thì gắn sò vào ghim 110, rồi ghim 220.

Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất 4

>> Xem thêm sản phẩm: Amply Karaoke Paramax SA-500, Amply Karaoke Arirang SPA-306XG

Hy vọng bài viết này sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách sửa cũng như bảo trì amply karaoke. Nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm âm thanh chất lượng nhất với giá cực tốt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Loakaraoke tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu về âm thanh nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về sản phẩm. Liên hệ ngay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. 

>> Tham khảo thêm bài viết: Cách để sử dụng Amply karaoke tốt nhất

Bài viết liên quan

TRỢ GIÁ MÙA DỊCH
Chương trình "An Tâm Mùa Dịch - Trợ Giá Hết Mình" với loạt sản phẩm giảm giá tới 37%. Cùng hàng loạt chương trình hấp dẫn Thu Cũ Đổi Mới trợ giá tới 5 triệu.

Hệ Thống - Hội Nghị
JTS C800: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY
TOA TS-690: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY

THIẾT BỊ HỌP - WEBCAM
JTS C800: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY
TOA TS-690: Hệ thống âm thanh cho phòng hội nghị họp trực tuyến giảm giá 35%. MUA NGAY