Điều 4: Tránh cộng hưởng phòng nghe
Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.
Điều 5: Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe
Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần.
Khi bạn có ý định bố trí một không gian để nghe nhạc, vấn đề kiểm soát chất lượng âm học của phòng nghe là đặc biệt quan trọng bởi kết cấu phòng nghe, đồ đạc, trang trí nội thất… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của âm thanh.
Điều 6: Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng
Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt. Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất – khoảng cách này phải bằng nhau.
Điều 7: Không đặt loa song song với cạnh tường
Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy…) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.
Điều 8: Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau
Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng lo.